Thảo luận về máy lạnh

Tìm kiếm sản phẩm

 

 

 

 

 

 


Máy lạnh hoạt động thế nào, có những dòng máy lạnh gì


Máy lạnh hoạt động thế nào, có những dòng máy lạnh gì

Máy lạnh hay còn gọi là máy điều hòa nhiệt độ, vào khoảng hơn chục năm về trước nó là thứ thiết bị xa xỉ, chỉ có nhà giàu, cơ quan xí nghiệp có điều kiện mới dám lắp đặt vào thời điểm đó máy lạnh thường được thiết kế 1 khối ngày nay hay thường gọi là máy lạnh 1 cục. Thời điểm đó máy lạnh cũng không đa dạng về chủng loại và thương hiệu như hiện nay. Bài viết dưới đây giúp chúng ta nhận dạng các dòng máy lạnh cũng như nguyên tắc hoạt động cơ bản của nó

Máy lạnh đang được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là loại máy lạnh 2 cục, gồm: cục lạnh (dàn lạnh) lắp bên trong nhà và cục nóng (dàn nóng) lắp bên ngoài.

Xét về chức năng, máy lạnh có thể phân thành 2 loại: loại 1 chiều chỉ làm lạnh và loại 2 chiều lạnh – sưởi ấm không khí

Xét về công nghệ máy lạnh 2 cục có thể phân thành 2 loại: máy lạnh loại thường (mono) và máy lạnh inverter (tiết kiệm điện)

So sánh sự khác nhau giữa máy lạnh loại thường và máy lạnh inverter:

Máy lạnh loại thường (mono)

Máy lạnh Inverter - máy lạnh tiết kiệm điện

Máy nén không thay đổi được tốc độ quay

Máy nén thay đổi được tốc độ quay

Dàn nóng lúc chạy, lúc nghỉ

Thường dàn nóng chạy liên tục không nghỉ

Tiêu hao điện cao

Tiêu hao điện ít hơn khoảng 15%

 

1. Cấu tạo máy lạnh loại thường:

Máy lạnh 2 cục lọai thường  gồm có: dàn lạnh, dàn nóng, ống dẫn gas lạnh nối giữa 2 dàn.

Dàn lạnh được lắp bên trong phòng, có quạt chạy liên tục nhằm luân chuyển và phân tán không khí đều trong phòng. Bên trong dàn lạnh có một cảm biến dùng để đo nhiệt độ phòng. Dàn lạnh tiêu thụ điện rất ít, dưới 5%.

Dàn nóng được bên ngoài, trong dàn nóng có quạt giải nhiệt và máy nén với nhiệm vụ cấp gas lạnh vào dàn lạnh. Dàn nóng lúc chạy, lúc nghỉ. Khi dàn nóng chạy, dàn lạnh mới tạo hơi lạnh. Khi dàn nóng nghỉ, dàn lạnh không tạo hơi lạnh. Dàn nóng tiêu thụ điện nhiều nhất, chiếm trên 95% điện năng tiêu thụ của máy.

Ống dẫn gas có nhiệm vụ dẫn gas lạnh từ dàn nóng đến dàn lạnh và ngược lại. - máy lạnh Panasonic

 

2. Nguyên lý hoạt động

Máy lạnh loại thường hoạt động (chạy & nghỉ) theo nhiệt độ cài đặt (Tset) của người sử dụng thông qua bộ điều khiển nhiệt độ là Remote hoặc Thermostat. Máy lạnh hoạt động theo 2 chu kỳ:

Chu kỳ chạy lạnh (dàn nóng chạy):

Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ Tset khoảng 0.5oC (>Tset+0.5oC) thì dàn nóng chạy. Khi dàn nóng chạy, dàn lạnh tỏa hơi lạnh làm nhiệt độ trong phòng từ từ giảm xuống, khi nhiệt độ trong phòng giảm xuống thấp hơn nhiệt độ Tset khoảng 0.5oC (

Chu kỳ nghỉ (dàn nóng nghỉ):

Khi dàn nóng ngừng chạy, dàn lạnh cũng ngừng tỏa hơi lạnh – khi đó máy lạnh không còn chức năng làm lạnh. Do nhiệt độ bên ngoài cao hơn trong phòng, nên nhiệt từ bên ngoài sẽ truyền vào phòng qua qua các vách phòng làm nhiệt độ trong phòng tăng lên từ từ, khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ Tset khoảng 0.5oC (>Tset+0.5oC) thì dàn nóng chạy lại. Quá trình làm lạnh tiếp tục.

Một máy lạnh được xem là hoạt động hợp lý thì dàn nóng phải có lúc chạy, lúc nghỉ. Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta sẽ thường gặp trường hợp dàn nóng chạy liên tục không nghỉ - đây gọi là hiện tượng máy lạnh chạy quá tải. Khi máy lạnh chạy quá tải sẽ tiêu tốn điện tối đa nhưng trong phòng vẫn không đạt độ lạnh mong muốn, đồng thời dễ gây hư hỏng máy nén. Quá tải gây lãng phí điện vô ích.

Máy lạnh chạy quá tải do các nguyên nhân sau:

+  Do cách sử dụng: Đa số người sử dụng cài đặt nhiệt độ chạy máy Tset thấp hơn khả năng làm lạnh của máy. Ví dụ một máy lạnh chỉ có khả năng làm giảm nhiệt độ trong phòng xuống thấp nhất là 24oC, nhưng người sử dụng cài nhiệt độ chạy máy trên Remote là 17oC thì khi đó dàn nóng sẽ chạy suốt không nghỉ, gây nên hiện tượng quá tải máy lạnh. Đây là trường hợp gây quá tải phổ biến nhất hiện nay.

+  Do máy lạnh bị lỗi: bị xì gas, bị bẩn, bị các hư hỏng khác, nhiệt độ môi trường tăng cao… làm giảm công suất lạnh của máy, khi đó máy lạnh sẽ không đạt độ lạnh như bình thường và dẫn tới hiện tượng quá tải máy lạnh (dàn nóng chạy suốt không nghỉ).

Cách khắc phục quá tải máy lạnh:

Khi máy lạnh chạy quá tải sẽ gây lãng phí điện rất lớn, làm tăng chi phí sử dụng điện không cần thiết. Bất cứ ai sử dụng máy lạnh đều không mong muốn xảy ra tình trạng quá tải.

 

Mỗi một máy lạnh lắp vào một phòng nào đó, khi hoạt động sẽ làm giảm nhiệt độ trong phòng đến nhiệt độ thấp nhất là Tmin. Đây là nhiệt độ thấp nhất mà máy có thể đạt được tại thời điểm đó, không thể thấp hơn được. Tuy nhiên nhiệt độ Tmin không cố định mà sẽ luôn thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện môi trường bên ngoài và nguồn nhiệt bên trong phòng. Khi ngoài trời mát - Tmin giảm xuống, khi ngoài trời nắng nóng - Tmin tăng lên. Thiết bị điện được sử dụng hoặc số người trong phòng ít - Tmin giảm, ngược lại Tmin tăng.

Nếu cài nhiệt độ chạy máy (Tset) thấp hơn nhiệt độ Tmin sẽ làm cho máy hoạt động trong tình trạng quá tải. Khi đó dàn nóng sẽ chạy suốt và gây lãng phí điện vô ích.

Để xử lý quá tải, người sử dụng máy lạnh phải theo dõi hoạt động của dàn nóng, nếu thấy dàn nóng chạy liên tục không nghỉ trong một thời gian dài thì có thể xem đây là hiện tượng quá tải, khi đó nên chỉnh nhiệt độ trên remote cao lên đến khi nào thấy dàn nóng nghỉ - nhiệt độ tại đây có thể xem là Tmin. Chỉnh nhiệt độ càng cao, dàn nóng nghỉ càng lâu, càng ít tốn điện.

Việc am hiểu và theo dõi hoạt động của máy lạnh nói chung và tất cả các thiết bị điện sẽ giúp máy vận hành tốt hơn, bền hơn, đỡ tốn kém điện năng, công bảo trì sửa chữa

máy lạnh Daikin


HỖ TRỢ ONLINE [X]

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN - ĐẶT HÀNG 24/7:

Di động: 0901 044 044 (Zalo) - 0977 777 332

Tel:        (028)  38 327 327 - 38 328 328

Xin chân thành Cảm Ơn Quý Khách Hàng đã tin tưởng và ủng hộ Máy Lạnh 24H trong thời gian qua.