Thảo luận về máy lạnh

Tìm kiếm sản phẩm

 

 

 

 

 

 


LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG MÁY LẠNH ĐÚNG KỸ THUẬT THEO CHUYÊN GIA


Chuyên gia khuyến cáo lắp đặt và sử dụng máy lạnh đúng kỹ thuật

Trước khi lắp đặt máy lạnh chúng ta cần nắm rõ tính chất vật lý của không khí, đó là với cùng một thể tích luồng không khí nóng có trọng lượng nhỏ hơn nên “nổi lên”, nằm lên trên cùng, luồng không khí lạnh có xu hướng chìm xuống thấp nhất. Do đó khi lắp máy lạnh chúng ta thường đặt trên cao như trần, tường, lắp lò sưởi chúng ta thường đặt ở vị trí thất như sàn nhà. Để lắp đặt và sử dụng máy lạnh một cách hiệu quả và đúng kỹ thuật, chúng ta nên tham khảo những chia sẻ dưới đây:

máy lạnh panasonic inverter

1. Chọn vị trí lắp đặt máy lạnh.

Rất nhiều có suy nghĩ khi lắp đặt máy lạnh thì chọn những vị trí sao cho che chắn, giấu kín để căn phòng thẩm mỹ hơn, nhìn gọn gàng hơn.Tuy nhiên với bất kỳ lý do gì thì chọn vị trí lắp đặt máy lạnh cần nguyên tắc đó là máy lạnh giống như một “máy bơm” đảo không khí, do đó cần phải đặt vị trí nào để luồng không khí thổi ra và quay về không bị cản, không bị chặn bởi bất cứ đồ vật gì. Một điều hết sức lưu ý là khi lắp đặt và sử dụng máy lạnh phải đặc biệt quan tâm đến của thổi gió ra (phía trước) cửa hút gió vào (phí trên cùng) không được quá sát tường, không có vật gì cản trở.

Đối với dàn nóng (bộ phận ngoài trời) cần phải chọn vị trí tránh tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời, đặc biệt chọn vị trí để gió nóng thổi ra không bị vật cản phía trước che chắn. Hướng gió thổi ra không nên đặt ngược với hướng gió tự nhiên. Nếu lắp dàn nóng ở vị trí không hợp lý như ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc có vật cản che phía trước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của máy, máy phài làm việc liên tục nhiêu hơn dẫn đến tiêu thụ điện năng hơn, tuổi thọ máy giảm.

Một lưu ý nữa là khi treo dàn nóng lên tường tránh treo ở giữa các bức tường vì vị trí này dễ gây cộng hưởng tiếng ồn, khả năng đối lưu nhiệt kém. Nên treo ở những điểm râm mát, giá treo phải đảm bảo chắc chắn và chống rung.

Lưu ý: khi lắp dàn nóng nếu lắp cao hơn dàn lạnh trong nhà thì phải sử dụng bẫy dầu để đảm bảo dầu được hồi về lốc máy.

Đường ống thoát nước tránh đi quá dài hoặc gấp khúc,dễ gây hiện tượng trào ngược chảy nước ở trong phòng. Không nên cắm đường nước thải xuống cống vì mùi hôi ở cống sẽ theo đường ống nước bay vào vào trong phòng.

 

2. Chọn nhiệt độ làm việc cho máy lạnh

Nếu bật máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp khiến bạn dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi,... Do vậy thông thường, nhiệt độ máy lạnh khoảng 25 độ C là tốt nhất. Hơn nữa khi máy lạnh làm việc thường xuyên sẽ tiết kiệm điện nếu nhiệt độ được chọn từ 25°C trở lên ở điều kiện khí hậu như Việt Nam, khi cần mát nhanh thì chỉnh tốc độ quạt đối lưu chứ không nên chỉnh nhiệt độ xuống thấp.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để tiết kiệm điện cho máy lạnh, cần lắp đặt máy đúng vị trí, đúng quy cách, chọn đúng công suất

 

3. Đóng chặt cửa khi sử dụng máy lạnh

Việc đóng chặt của khi sử dụng máy lạnh sẽ làm cho không khí lạnh không thất thoát ra ngoài, tuy nhiên đây là một trong những sai lầm khi đóng cửa và bật máy lạnh trong thời gian dài. Vì không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời nếu bạn thường xuyên đóng chặt cửa. Bạn có thể khắc phục bằng cách thỉnh thoảng nên tắt máy lạnh và mở tất cả các cửa, bật quạt gió hoặc lựa chọn những sản phẩm máy lạnh có chức năng lọc khí.

 

4. Sử dụng máy lạnh cũ tiết kiệm chi phí

Nhiều gia đình có nhu cầu sử dụng máy lạnh, nhưng bỏ ra một khoản đầu tư ban đầu để mua máy mới không phải dễ dàng, vì thế họ lựa chọn phương án mua máy lạnh đã qua sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn khôn ngoan, bởi chi phí tiết kiệm được ban đầu sẽ nhanh chóng bù vào các khoản sửa chữa và chi phí cho mức tiêu thụ điện năng cao nếu bạn mua phải một chiếc máy lạnh đã qua sử dụng thời gian dài, máy lạnh công nghệ cũ.

 

Một chiếc máy lạnh cũ sẽ có hiệu suất làm mát không cao vì động cơ yếu, cũ kỹ, nên tiêu hao rất nhiều điện để đạt được nhiệt độ lạnh như mong muốn. Hơn nữa, hệ thống tản nhiệt của dàn lạnh và dàn nóng không còn tốt như máy mới nên năng suất lạnh cũng sẽ giảm đi. Đấy là chưa nói đến những loại máy model cũ bản thân nó đã có hiệu suất làm lạnh thấp hơn các dòng máy đời mới và khi đã qua sử dụng thời gian dài thì chắc chắn sẽ có mức hao tổn điện năng sẽ rất lớn.

Máy lạnh cũ trong thời gian dài sử dụng cũng dễ gặp trục trặc, hỏng hóc và cần bảo trì liên tục.  Những chi phí cho việc nạp gas, bảo trì, sửa chữa, khắc phục các vấn đề hỏng hóc sẽ không phải là nhỏ so với khoản tiết kiệm được do đầu tư ban đầu.

 

5. Không bảo trì máy lạnh thường xuyên

Không ít người thường bỏ qua bước bảo trì định kì vì thấy máy lạnh hoạt động vẫn trơn tru, không có tiếng ồn. Tuy vậy, máy lạnh cần được vệ sinh và thay bộ lọc 3 tháng/lần. Dây làm mát cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh rò rỉ. Nếu không làm sạch định kì, bụi bẩn bám lâu ngày sẽ khiến nóng máy và lâu dần ảnh hưởng tới hoạt động của máy lạnh. 

Máy lạnh Lg

 

7. Bật tắt máy lạnh liên tục để tiết kiệm điện

Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy lạnh để tiết kiệm điện, hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều máy lạnh và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc.

Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy. Khi bật máy trở lại, máy lạnh phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được. 

Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về đường hô hấp.

 

8. Cho máy lạnh chạy liên tục 24/24

Nếu bạn bật máy lạnh cả ngày sẽ rất tốn kém điện năng theo cách không cần thiết. Hầu hết các máy lạnh chỉ cần một vài phút để làm mát ngôi nhà của bạn. Nên bật máy lạnh một lúc vào buổi sáng để điều hòa làm mát phòng sau đó tắt đi. Và có thể lặp lại như vậy vào buổi chiều.

Tương tự như vậy, nếu không quá nóng, bạn có thể tắt máy lạnh khi ngủ đêm. Cơ thể của bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi ngủ so với lúc thức.

 

9. Không sử dụng quạt

Nhiều người nghĩ rằng máy lạnh không khí như là một thay thế cho một quạt trần truyền thống, trên thực tế hai hệ thống này hoạt động bổ trợ cho nhau. Quạt trần sẽ giúp máy lạnh của bạn chạy hiệu quả hơn bằng cách di chuyển không khí xung quanh phòng, trong đó không chỉ tiết kiệm tiền trên hóa đơn tiền điện của bạn mà còn làm giảm hao mòn các bộ phận của máy lạnh. Hơn nữa, quạt trần tạo ra một luồng gió lạnh nhân tạo sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ cao hơn một chút.

 

10. Thường xuyên kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí

Các bộ lọc không khí là thành phần thiết yếu của mỗi máy lạnh loại bỏ bụi và các mảnh vụn từ không khí trước khi thổi vào nhà của bạn. Chắc chắn, bộ lọc không khí trở nên cồng kềnh với những bụi bẩn khi máy lạnh. Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng tháng, mặc dù một số bộ lọc hiệu suất cao có thể kéo dài lâu hơn. Bộ lọc không khí bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng băng.

may lanh Daikin


HỖ TRỢ ONLINE [X]

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN - ĐẶT HÀNG 24/7:

Di động: 0901 044 044 (Zalo) - 0977 777 332

Tel:        (028)  38 327 327 - 38 328 328

Xin chân thành Cảm Ơn Quý Khách Hàng đã tin tưởng và ủng hộ Máy Lạnh 24H trong thời gian qua.