Thảo luận về máy lạnh

Tìm kiếm sản phẩm

 

 

 

 

 

 


Công dụng bộ ngưng tụ ở dàn nóng máy lạnh


Công dụng bộ ngưng tụ của dàn nóng máy lạnh

 

Khi chất làm lạnh ra khỏi máy nén sẽ là hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao, do quá trình nén, lượng nhiệt này phải được truyền cho chất làm nguội trong bộ ngưng tụ.

Công dụng của bộ ngưng tụ là nhận nhiệt từ hơi chất làm lạnh nóng, và làm cho hơi ngưng tụ thành trạng thái lỏng. Trong quá trình làm nguội này, nhiệt nhạy phải được giải phóng bằng chất làm nguội trong bộ ngưng tụ, để giảm nhiệt độ của chất làm lạnh đến nhiệt độ ngưng tụ tương ứng. Ẩn nhiệt của quá trình ngưng tụ sẽ được giải phóng, hơi chuyển sang trạng thái lỏng (ngưng tụ). Trong các thiết bị ngưng tụ hiện đại, có thêm vài dãy ống bổ sung cho dàn ống ngưng tụ để chất làm lạnh lỏng có thể được làm nguội xuống dưới nhiệt độ ngưng tụ (làm lạnh sâu). Sự làm lạnh sâu là phần cơ bản của bộ ngưng tụ, làm tăng hiệu suất chung của thiết bị, do làm giảm lượng hơi đi qua thiết bị điều khiển. - Máy lạnh tiết kiệm điện

 

Về lý thuyết lượng nhiệt được giải phóng từ môi chất lạnh trong bộ ngưng tụ phải bằng lượng nhiệt chất làm nguội có thể thu nhận, có thể sử dụng đồ thị nhiệt độ - Btu để minh họa (Hình 9-1). Đường nằm ngang của đồ thị là lượng nhiệt của môi chất lạnh tính theo Btu, đường thẳng đứng là nhiệt độ tính theo "F. Toàn bộ môi chất lạnh bên phải đường 1 là trạng thái hơi, bên trái đường 2 là trang thái lỏng. Vùng giữa đường 1 và 2 là hỗn hợp lỏng và hơi được gọi là trạng thái hơi bão hòa ẩm. Trong ví dụ này, chất làm lạnh là HCFC-22 ở 100°F và áp suất tương đối là 195.9 psi.

Chất làm lạnh, khi được xả từ máy nén, sẽ đi vào bộ ngưng tụ ở điểm A với nhiệt độ 120"F. Tại điểm này, chất làm lạnh là hơi quá nhiệt, cao hơn nhiệt độ sôi là 20"F. Khi hơi chất làm lạnh tiếp xúc với các ống của bộ ngưng tụ, nhiệt sẽ đươc truyền cho chất làm nguội. Bước này chi làm giảm nhiệt độ do chất làm lạnh là hơi quá nhiệt, nhiệt độ giảm từ 120°F xuống 100°F, được biểu diễn bằng đường AB. Hơi chất làm lạnh khi đó đạt tới nhiệt độ bảo hòa với áp suất tương ứng. Khi tiếp tục giải phóng nhiệt, hơi dần dần ngưng tụ thành chất lỏng. Tại điểm C chất làm lạnh hoàn toàn ở trạng thái lỏng, giữa B và C nhiệt độ hầu như không đổi. Điều này là do quá trình ngưng tụ chỉ xảy ra trong điều kiện đẳng áp – đẳng nhiệt, chỉ có ẩn nhiệt được giải phóng. Từ điểm C, chất làm lạnh ở trạng thái lỏng, nếu tiếp tục làm nguội, chất làm lạnh sẽ ở trạng thái lạnh sâu. Trong bộ ngưng tụ đang vận hành luôn luôn có mức độ lạnh sâu xác định. Trong ví dụ này, chất làm lạnh được lạnh sâu đến điểm D là 20°F. Chất làm lạnh có nhiệt độ 80F khi rời khỏi bộ ngưng tụ.

 

Chú ý, lượng nhiệt nhạy được giải phóng từ chất làm lạnh là rất nho so với ẩn nhiệt được giải phóng. Tổng lượng nhiệt được giải phóng từ A đến B là 0.68 Btu/lb, từ C đến D là 6.15 Btu/lb, tổng lượng nhiệt nhạy đươc giải phóng là 6.83 Btu/lb. Ẩn nhiệt được giải phóng từ B đến C là 72 83 Btu/lb, lớn hơn nhiều so với tổng lượng nhiệt nhạy. Dễ dàng nhận thấy, phần lớn sự làm nguội được thực hiện để thay đổi trạng thái của chất làm lạnh.

Máy lạnh LG

 


HỖ TRỢ ONLINE [X]

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN - ĐẶT HÀNG 24/7:

Di động: 0901 044 044 (Zalo) - 0977 777 332

Tel:        (028)  38 327 327 - 38 328 328

Xin chân thành Cảm Ơn Quý Khách Hàng đã tin tưởng và ủng hộ Máy Lạnh 24H trong thời gian qua.